Những đối tượng và một số vi sinh vật thường gặp nhiễm trùng bệnh viện



Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện

     Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể bởi các lý do chính sau đây:

- Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch.

- Dùng các thuốc giảm miễn dịch, ví dụ dùng các thuốc điều trị bệnh ungthư.

- Sau phẫu thuật hoặc sau mắc một bệnh nặng hoặc đang mắc một bệnh mạn tính.

- Ngườicó tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài.

- Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, trong khi cơ thể có sức đề kháng kém, tình trạng vệ sinh và bảo hộ lao động chưa được cải thiện.

Một số vi sinh vật thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện

Vi khuẩn: mọi loài vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ khác nhau và hay gặp nhất là các loài sau đây:

- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaeae): họ vi khuẩn đường ruột đứng hàng đầu trong NTBV và hay gặp nhất là E. colivà nhóm KES {Klebsiella -Entrobacter-Serratia).

vi khuẩn đường ruột


- Họ cầu khuẩn: trong số các cầu khuẩn thì tụ cầu là thường hay gặp hơn cả trong các loại bệnh NTBV nhưng thường chiếm tỷ lệ cao nhất la tụ cầu vàng (S. aureus),rồi đến tụ cầu da {S. epidermidis ) và tụ cầu hoại sinh {S. saprophyticus).Họ Pseudomonadaceae: trong họ Pseudomonadaeeae thì loài Pseudomonas aeruginosa thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh nhiễm trùng bệnh viện.

- Ngoài ra có thể gặp nhiễm trùng bệnh viện do Acinetobacter (điển hình là loài A. baumannii), H. influenzaeListeria {Listeria tỷ lệ gập cao nhất là L. monocytogenes).

Virus

     Virus cũng có thể gây nên NTBV, điển hình nhất là virus HIV, virus viêm gan (A, B,C); virus cúm, virus sởi, virus thuỷ đậu…

Vi nấm

     Vi nấm cũng có thể gặp trong NTBV, loài hay gặp nhất là Candia albicans. Ngoài NTBV do vi khuẩn, virus, vi nấm ngườita còn gặp nhiễm ký sinh trùng bệnh viện. Thông thường có 2 dạng: bệnh nhân hoặc thầy thuốc hoặc người chăm sóc bệnh nhân là những đối tượng mang ký sinh trùng và bị mắc bệnh ký sinh trùng trong thời gian khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và nằm điều trị tại bệnh viện. Loại thứ hai là loại ký sinh trùng đường ruột. Loài hay gặp là Entamoeba histolytica gây bệnh kiết lỵ (còn gọi là lỵ amip). Amip vào người, ký sinh ở ruột dưới dạng bào nang, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút chúng sẽ biến thành dạng hoạt động có thể xâm nhập vào tế bào để gây bệnh.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật là gì, các loại kháng sinh

Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện

     Nhiễm trùng bệnh viện là bệnh mắc thêm sau khi vào viện 48giờ hoặc là bệnh nhiễm trùng mắc phải do khám, chữa,chăm sóc người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện.


nhiễm trùng bệnh viện


     Ví dụ người thầy thuốc khám và điều trị cho bệnh nhân SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) tại bệnh viện, và sau đó, bị mắc bệnh SARS hoặc ngườinhà đến chăm sóc bệnh nhân SARS rồi mắc bệnh SARS; hoặc một bệnh nhân vào viện với một lý do gẫy xương đùi kín, sau khi vào viện được tiến hành phẫu thuật và bị nhiễm trùng, đó là nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện. Như vậy, lây nhiễm ở bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện) có nghĩa là loại trừ các bệnh đang có hoặc đang ủ bệnh khi vào viện và cũng bao hàm cả một số bệnh phát ra sau khi ra viện. Tuy vậy, có những bệnh phát ra sau khi ra viện hàng tháng vẫn được coi là nhiễm trùng bệnh viện, ví dụ một bệnh nhân bị viêm xương do sự tiến triển âm ỉ của việc đóng đinh nội tủy, sau khi ra viện một vài tháng mới biểu hiện viêm xương do nguyên nhân đóng đinh không vô khuẩn. Hoặc một bệnh nhân sau khi nằm điều trị ở bệnh viện với một bệnh khác, sau khi ra viện về nhà xuất hiện viêm gan, trường hợp này cũng được coi là nhiễm trùng bệnh viện. Bởi vì thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan có thể từ 3 tuần đến 3 tháng.

     Đồng thời tất cả những người thường xuyên hay có mặt trong chốc lát như y tá, hộ lý, nhân viên văn phòng của bệnh viện, ngay cả các bác sĩ… đều có thể mang mầm bệnh từ nơi khác đến. Các bệnh dễ lây ở bệnh viện gồm các bệnh SARS, bệnh ngoài da, sốt phát ban, sốt sau đẻ, bệnh đường ruột, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, bệnh lao v.v…Nhiễm trùng bệnh viện thường gặp là nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng bỏng và các bệnh truyền nhiễm (HIV, HBV).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: vi sinh vat, cac loai thuoc khang sinh

Các vi sinh vật thường kí sinh ở cơ thể người

Các vi sinh vật trên da và niêm mạc

     Ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là các tụ cầu có ở một sốvùng nhất định của cơ thể, phần lớn ởda đầu, họng… Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium hoffmanii, Corynebacterium xerosis, Corynebacterium minussinum.

Các vi sinh vật trên da


Các vi sinh vật ký sinh ở đường tiêu hóa

Vi sinh vật ký sinh ở miệng

     Ở trong miệng khi có bã thức ăn, kèm theo có nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi để cho một số vi sinh vật phát triển. Trẻ mới sinh được vài giờ thì trong miệng đã có những vi sinh vật của ngườimẹ, như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, trực khuẩn E. coli Sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày thì ởtrẻ đã có vi khuẩn giống như của người lớn. Trong miệng còn có một sốxoắn khuẩn.

Vi sinh vt trong dạ dày

     Trong dạ dày bình thường pH rất thấp (pH = 2) nên có rất ít vi sinh vật, đó là những vi khuẩn từ miệng vào. Vì dạ dày có pH là acid nên vi khuẩn lao có thể sống được. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn có tên gọi là Helicobactercó khả năng phát triển trong môi trường acid của dạ dày đặc biệt là vùng hang vị. Trong giống này, có Helicobacter pylori là vi khuẩn có khả năng gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Vi sinh vt ở ruột

     Trẻ em sau khi sinh được vài giờ đã có vi sinh vật trong ruột. Trẻ em nuôi bằng sữa mẹ, vi sinh vật thường là Bifidobacterium bifidumsau đó là E. coli.Đối vớitrẻ em nuôi bằng sữa bò thì vi sinh vật thường ở ruột có những loại như người lớn.

     Do cấu trúc và chức năng của từng đoạn ruột có khác nhau nên số lượng cũng như chủng loại vi sinh vật cũng khác nhau. Ở ruột già có khoảng 70% là E. Colirồi đến trực khuẩn Proteus,cầu khuẩn đường ruột; trực khuẩn có vỏ, sinh hơi như Klebsiella, Enterobacter và một sốvi khuẩn kỵ khí

Vi sinh vật ở đường hô hấp

Vi sinh vật ở mũi

     Ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, đáng chú ý là tụ cầu vàng. Có đến 20 – 50% người lành mang tụ cầu vàng trong mũi và tỷ lệ này còn cao hơn nữa ởnhững người làm việc ở trong bệnh viện.

Vi sinh vật ở họng mũi

     Ở hầu thì vi sinh vật về chủng loại và sốlượng khá phong phú do từ miệng lan truyền như phế cầu, s. viridans, H. influenzae, Nesseriahoại sinh…

Vi sinh vật ở khí quản và phế quản

     Do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ở đường hô hấp dưới thường không có vi sinh vật.

Vi sinh vật bộ máy sinh dục, tiết niệu

     Trong điều kiện bình thưòng, chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu mới có vi sinh vật. Nam giới thường có Mycobacterium smegmatis; lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Nữ giới, có thể có tạ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn E. Colivà thường không có vi sinh vật gây bệnh.Trong âm đạo của thiếu nữ khi dịch tiết ra hơi kiềm thì có tụ cầu và trực khuẩn giả bạch hầu. Đến tuổi có kinh nguyệt, dịch tiết ra là acid thì vi sinh vật thưòng gặp là trực khuẩn Lactobacillus hay trực khuẩn Doderlein.

Vi sinh vật ở niêm mạc mắt

     Niêm mạc mắt thường thấy trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da (S. epidermidis).

Vi sinh vật ở bộ máy tuần hoàn và phủ tạng

     Bình thường trong bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng không có vi sinh vật.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: vi sinh vật, các loại thuốc kháng sinh