Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện
Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể bởi các lý do chính sau đây:
- Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch.
- Dùng các thuốc giảm miễn dịch, ví dụ dùng các thuốc điều trị bệnh ungthư.
- Sau phẫu thuật hoặc sau mắc một bệnh nặng hoặc đang mắc một bệnh mạn tính.
- Ngườicó tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài.
- Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, trong khi cơ thể có sức đề kháng kém, tình trạng vệ sinh và bảo hộ lao động chưa được cải thiện.
Một số vi sinh vật thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện
Vi khuẩn: mọi loài vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ khác nhau và hay gặp nhất là các loài sau đây:
- Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaeae): họ vi khuẩn đường ruột đứng hàng đầu trong NTBV và hay gặp nhất là E. colivà nhóm KES {Klebsiella -Entrobacter-Serratia).
- Họ cầu khuẩn: trong số các cầu khuẩn thì tụ cầu là thường hay gặp hơn cả trong các loại bệnh NTBV nhưng thường chiếm tỷ lệ cao nhất la tụ cầu vàng (S. aureus),rồi đến tụ cầu da {S. epidermidis ) và tụ cầu hoại sinh {S. saprophyticus).Họ Pseudomonadaceae: trong họ Pseudomonadaeeae thì loài Pseudomonas aeruginosa thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh nhiễm trùng bệnh viện.
- Ngoài ra có thể gặp nhiễm trùng bệnh viện do Acinetobacter (điển hình là loài A. baumannii), H. influenzaevà Listeria {Listeria có tỷ lệ gập cao nhất là L. monocytogenes).
Virus
Virus cũng có thể gây nên NTBV, điển hình nhất là virus HIV, virus viêm gan (A, B,C); virus cúm, virus sởi, virus thuỷ đậu…
Vi nấm
Vi nấm cũng có thể gặp trong NTBV, loài hay gặp nhất là Candia albicans. Ngoài NTBV do vi khuẩn, virus, vi nấm ngườita còn gặp nhiễm ký sinh trùng bệnh viện. Thông thường có 2 dạng: bệnh nhân hoặc thầy thuốc hoặc người chăm sóc bệnh nhân là những đối tượng mang ký sinh trùng và bị mắc bệnh ký sinh trùng trong thời gian khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và nằm điều trị tại bệnh viện. Loại thứ hai là loại ký sinh trùng đường ruột. Loài hay gặp là Entamoeba histolytica gây bệnh kiết lỵ (còn gọi là lỵ amip). Amip vào người, ký sinh ở ruột dưới dạng bào nang, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút chúng sẽ biến thành dạng hoạt động có thể xâm nhập vào tế bào để gây bệnh.