Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Nguyên tắc sử dụng Vacxin
Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng
Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực được quy định tuỳ theo tình hình dịch tễ của bệnh nhiễm trùng. Những quy định này có thể thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về dịch tễ học của bệnh nhiễm trùng.
Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa được dịch.
Đối tượng tiêm chủng
Đối tượng cần được tiêm chủng là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em cần được tiêm chủng rộng rãi. Đối với ngườilớn, vacxin thường chỉ dành cho những nhóm người có nguy cơ cao.
Diện chống chỉ định tiêm chủng có hướng dẫn riêng đối vớimỗi vacxin. Nói chung không được tiêm chủng cho các đối tượng sau đây:
- Những ngườiđang bị sốt cao.
- Những người đang có biểu hiện dị ứng.
Vacxin sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hoặc những ngườimắc bệnh ác tính.
Vacxin virus sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai.
Thời gian tiêm chủng
Phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch.
Đối với những vacxin khi tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần, khoảng cách hợp lý giữa các lần là 1 tháng.
Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin.
Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể
Liều lượng
Liều lượng vacxin tuỳ thuộc vào loại vacxin và đườngđưa vào cơ thể. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.
Đường tiêm chủng
Chủng: là đườngcổ điển nhất, ngày nay vẫn còn được sử dụng cho một số ít vacxin.
Tiêm: tuỳ loại vacxin có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
Uống: đườnguống kích thích miễn dịch tiết tại đường ruột mạnh hơn nhiều so vớiđườngtiêm.
Vacxin còn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác nhưng ít được sử dụng.
Các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.
Tất cả các vacxin đều có thể gây ra phản ứng không mong muốn (phản ứng phụ) ở một số người.
Tại chỗ: nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị nhiễm trùng.
Toàn thân: sốt hay gặp nhất, thường hết sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng vớitỷ lệ rất thấp, hầu hết khởi không để lại di chứng gì. Sốc phản vệ cũng có thể gặp nhưng với tỷ lệ hết sức thấp.
Bảo quản vacxin
Vacxin phải được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Thường quy bảo quản các vacxin không giống nhau, nhưng nói chung đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt và ánh sáng phá huỷ tất cả các loại vacxin, nhất là những vacxin sống. Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh các vacxin giải độc tố. Trong quá trình sử dụng ởcộng đồng, vacxin cần được bảo quản ởnhiệt độ từ 2°c đến 8°c.
Các hóa chất sát trùng đều có thể phá huỷ vacxin. Nếu dụng cụ tiêm chủng được khử trùng bằng hóa chất thì chỉ cần một lượng rất nhỏ dính lại cũng có thể làm hỏng vacxin.
Đọc thêm tại : http://visinhvathoc.blogspot.com/2015/06/muc-ich-su-dung-va-cac-phan-ung-ket-gop.html