Điều kiện để hình thành hạt ngưng kết
Các hạt ngưng kết thực chất là mạng lưới KN-KT. Để có thể hình thành mạng lưới này, ngoài tính đặc hiệu của KN và KT, phải có thêm hai điều kiện cơ bản:
- KN và KT phải đa giá (có nhiều vị trí kết hợp).
- KN và KT phải có nồng độ tương đương.
Phản ứng ngưng kết trực tiếp (ngưng kết chủ động)
Trong phản ứng ngưng kết trực tiếp, thành phần KN trên tế bào vi khuẩn (hoặc tế bào khác), kết hợp với KT đặc hiệu tạo thành mạng lưới ngưng kết. Các tế bào góp một phần lớn tạo lên kích thước của hạt ngưng kết
Phản ứng ngưng kết gián tiếp (ngưng kết thụ động)
Trong phản ứng ngưng kết gián tiếp, KN ở dạng hoà tan được gắn lên nền mượn hữu hình (thường là hồng cầu hoặc hạt latex). Khi KN gặp KT đặc hiệu, hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra do nền mượn tụ tập lại một cách “thụ động”
Để phát hiện KN, người ta lại gắn KT lên nền mượn. Khi KT gặp KN đặc hiệu, hiện tượng ngưng kết cũng sẽ xuất hiện. Loại này được gọi là phản ứng “ngưng kết thụ động ngược”. Có một phản ứng cũng theo nguyên lý ngưng kết thụ động ngược có tên là “đồng ngưng kết protein A”. Phản ứng này dựa trên hiểu biết rằng, protein A trên bề mặt của s.aureus là thụ thể cho phần Fc của phân tử IgG.
Phản ứng trung hoà
Nguyên lý
KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố, độc lực của vi sinh vật, hoặc làm mất đi một tính chất nào đó của vi sinh vật hoặc sản phẩm của nó.
Phản ứng trung hoà in vitro
Bao gồm những phản ứng trung hoà được tiến hành trên dụng cụ thí nghiệm.
Ví dụ phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu để chẩn đoán virus:
Nguyên lý:
Virus + Hồng cầu Hồng cầu bị ngưng kết
(Virus + KT đặc hiệu) + Hồng cầu => Hồng cầu không bị ngưng kết
Bao gồm những phản ứng trung hoà đượctiến hành trên cơ thể sống.
Ví dụ PƯ trung hoà trên chuột lang để xác định một chủng vi khuẩn nào đó là vi khuẩn bạch hầu hay giả bạch hầu.
Nguyên lý:
Chuột A + Kháng độc tố BH + VK? => Chuột sống.
Chuột B + NaCl 0,9% + VK Chuột chết => VK bạch hầu
Đọc thêm tại : http://visinhvathoc.blogspot.com/2015/06/cac-phan-ung-ket-tua-cua-kn-lt-uoc-dung.html