- Chỉ dùng kháng sinh để điểu trị những bệnh nhiễm khuẩn (những kháng sinh kháng khuẩn không có tác dụng trên virus).
- Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ; nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn.
- Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thòi gian (cho một đợt điều trị).
- Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng.
- Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý.
Phối hợp kháng sinh
Trong một số trường hợp nhất định thầy thuốc phải phối hợp kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn. Việc phối hợp kháng sinh dựa trên cơ sô lý thuyết sau đây:
- Nhằm điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí; ví dụ viêm phúc mạc, ápxe não, viêm phổi, …
- Nhằm làm tăng khả năng diệt khuẩn, thường áp dụng cho những người bệnh nặng hoặc suy giảm sức đề kháng; ví dụ phối hợp một beta lactam với một aminoglycosid, sulfamid với trimethoprim, …
- Nhằm làm giảm khả năng xuất hiện một biến chủng đề kháng nhiều kháng sinh; ví dụ trong điều trị bệnh lao.
Kháng sinh đồ
Muốn chọn được kháng sinh thích hợp nhất cho từng người bệnh cụ thể, ta cần phải thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ.
- Định nghĩa: kháng sinh đồ là kỹ thuật xác định độ nhậy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Mục đích của kháng sinh đồ nhằm giúp thầy thuốc chọn được kháng sinh và liều lượng thích hợp dùng trong điều trị.
- Có hai kỹ thuật kháng sinh đồ là: kỹ thuật kháng sinh khuếch tán và kháng sinh pha loãng trong môi trường. Phổ biến nhất là kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán.
Khi có kết quả kháng sinh đồ, thầy thuốc sẽ chọn những kháng sinh cho kết quả “nhậy cảm = S” để điều trị (tuỳ theo tình trạng của bệnh, cơ địa người bệnh và các thông số dược động học của từng kháng sinh mà chọn ra thuốc thích hợp nhất). Ngoài ra, cũng có thể sử dụng đến kháng sinh cho kết quả “trung gian= I” nhưng phải nâng liều điều trị; tuy vậy, không được quá liều độc với cơ thể. Không dùng những kháng sinh cho kết quả “đề kháng – R” để điều trị.
Đọc thêm tại:
- http://visinhvathoc.blogspot.com/2015/04/cac-loai-thuoc-khang-sinh.html
- http://visinhvathoc.blogspot.com/
- http://visinhvathoc.blogspot.com/2015/05/co-che-e-khang-cua-khang-sinh.html