Sau Leeuvvenhoek, nhiều nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu để có các loại kính hiển vi quang học hoàn thiện hơn và độ phóng đại lớn nhất (hàng vạn lần) là kính hiển vi điện tử.
- Louis Pasteur (1822-1895), nhà bác học lỗi lạc người Pháp. Ông được coi là người sáng lập ngành vi sinh vật học và miễn dịch học.
L. Pasteur là người đã đấu tranh chống lại thuyết “tự sinh” và giáng đòn quyết định đánh đổ lý thuyết này. Cho đến giữa thế kỷ thứ XVII có người cho rằng các sinh vật xuất hiện trên trái đất đều là tự sinh. Những lý thuyết này được các giáo phái tích cực ủng hộ vì phù hợp với cách giải thích “Thượng đế sinh ra muôn loài”. Ngay đến thế kỷ XVI còn có nhà khoa học cho rằng có thể tạo ra chuột không phải từ chuột bố mẹ mà từ giẻ rách và lúa mạch! Nhưng những thực nghiệm tiến hành vào giữa thế kỷ XVII chứng minh rằng ròi sinh ra từ trứng ròi chứ không phải tự sinh từ thịt thối. Kết quả này đã làm lay chuyển mạnh thuyết tự sinh.
Sau khi Leeuwenhoek phát hiện ra vi sinh vật, người ta thấy chỉ cần lấy một ít nước chiết lấy từ thực vật hoặc động vật để vào nơi ấm áp, sau một thòi gian ngắn xuất hiện nhiều vi sinh vật, thậm chí ngay cả các nước chiết ấy đã được đun sôi. Từ đó một số nhà khoa học cho rằng có thể vi sinh vật đã tự sinh. L. Pasteur đã cho nước chiết trên vào các bình cổ cong hở sau khi đã tiệt trùng, thì dù để bao lâu cũng không có các vi sinh vật xuất hiện. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng không có vi sinh vật tự sinh và L. Pasteur đã được nhận giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp năm 1862. L. Pasteur còn có nhiều đóng góp khác cho vi sinh y học, như:
Năm 1881, Ông đã tìm ra phương pháp tiêm phòng bệnh than. Năm 1885, Ông đã thành công trong sản xuất vacxin phòng bệnh chó dại.
Đọc thêm tại : http://visinhvathoc.blogspot.com/2015/05/vi-sinh-vat-y-hoc-mang-toi-su-tien-bo.html